Trang chủ » Chia sẻ kinh nghiệm » Quy trình sơn ngoại thất

Quy trình các bước Sơn ngoài trời CHUẨN – BỀN MÀU SƠN

Sơn tường ngoại thất tạo ra lớp màn bảo vệ, giúp bề mặt ngôi nhà chống lại các tác động từ môi trường như: Ánh nắng mặt trời, nước mưa, ẩm mốc, vi khuẩn,… Khi thực hiện sơn tường ngoại thất, việc tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật sẽ giúp lớp sơn bền chắc, đều màu, kéo dài thời gian sử dụng.

Pencco sẽ hướng dẫn chi tiết 03 bước quy trình sơn ngoại thất đúng kỹ thuật, những lưu ý khi tiến hành sơn. Đồng thời, nội dung bài viết dưới đây cũng nêu ra một số vấn đề thường gặp và cách khắc phục khi sơn ngoại thất.

Quy trình sơn ngoại thất chi tiết

Quy trình sơn ngoại thất và quy trình sơn chống thấm về cơ bản nó giống nhau. Để tạo ra lớp sơn tường ngoại thất bền đẹp, bạn cần tuân thủ quy trình 03 bước dưới đây.

Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ sơn ngoại thất

Những dụng cụ cần chuẩn bị để sơn tường ngoại thất bao gồm:

  • Cọ lăn sơn: Chọn loại cọ lăn có kích thước phù hợp với bề mặt sẽ sơn để tiết kiệm thời gian sơn.
  • Cọ sơn: Chuẩn bị cọ quét sơn để thi công những khu vực nhỏ, khó tiếp cận như góc tường và xung quanh cửa sổ.
  • Khay sơn: Dùng để đổ lượng sơn cần sử dụng và nhúng cọ lăn sơn đều lên ống lăn.
  • Thùng sơn: Dùng để pha loãng và khuấy đều nước sơn trước khi sơn.
  • Giấy nhám hoặc máy mài: Dùng cho công đoạn vệ sinh bề mặt tường trước khi sơn.
  • Bạt phủ: Dùng để phủ lên bề mặt sàn tránh bị nước sơn dính vào.
  • Băng dính: Dùng che chắn những vị trí không muốn sơn để sơn không bị lem vào, chẳng hạn như góc bảng hiệu, vòi nước, ổ điện…

Một số dụng cụ khác bạn cân nhắc dùng:

  • Thang hoặc giàn giáo: Không bắt buộc – chỉ cần thiết nếu bạn cần sơn ở những khu vực trên cao.
  • Quần áo bảo hộ: Không bắt buộc – mặc dù khuyến nghị để bảo vệ da và sức khỏe, bạn có thể sử dụng quần áo cũ và khẩu trang nếu không có đồ bảo hộ chuyên dụng.
  • Dao trét: Đối với tường cũ thì cần dùng để lấp đầy và che các khe nứt hoặc lỗ hổng trên bề mặt tường, làm phẳng bề mặt tường.
sơn ngoại thất bao nhiêu công đoạn
Những dụng cụ cần chuẩn bị để sơn tường ngoại thất

Bước 2: Chuẩn bị bề mặt sơn tường

Để có lớp sơn mịn, đẹp, độ bám dính tốt, bền màu thì bạn cần phải trải qua công đoạn vệ sinh, xử lý bề mặt tường trước khi sơn.

Đối với tường mới cần để khô ít nhất 25-30 ngày trong điều kiện bình thường (nhiệt độ trung bình ≥30°C, độ ẩm môi trường ≤80%).

Đối với các bức tường cũ, bạn cần dùng các dụng cụ cạo sơn để loại bỏ hoàn toàn vết sơn cũ đã bong tróc, dùng thêm giấy nhám để chà sạch những vết bụi bẩn, rêu mốc bám lên tường, làm phẳng bề mặt tường. Sau đó, dùng nước hoặc máy phun nước áp lực cao để loại bỏ các vết bụi, mảnh vụn còn lưu lại. Cuối cùng, dùng bột trét để lấp đầy những khe nứt và lỗ hổng trên bề mặt.

Sau khi đã vệ sinh bề mặt tường hoàn tất, bạn cần thi công ít nhất 2 lớp sơn lót để tạo độ kết dính tối đa cho lớp sơn phủ.

kỹ thuật sơn tường ngoại thất
Cạo bỏ lớp sơn cũ, vệ sinh tường sạch sẽ, bằng phẳng trước khi thi công

Bước 3: Thi công sơn ngoại thất

Sau khi đã thi công sơn lót, bạn cần chờ trong khoảng từ 18-24 giờ để sơn khô hoàn toàn trước khi lăn qua lớp sơn phủ đầu tiên. Nếu bạn thắc mắc sơn ngoại thất mấy lớp là đủ, thì 2-3 lớp sơn phủ là con số lý tưởng để đảm bảo độ bền và thẩm mỹ.

Để pha sơn ngoại thất, bạn trộn lượng sơn cần pha với tối đa 5% nước sạch, khuấy đều tay cho đến khi hỗn hợp đạt độ đặc vừa phải. Lưu ý không nên pha quá chỉ định sẽ làm giảm chất lượng nước sơn ngoại thất, đồng thời, pha lượng sơn vừa đủ vì lượng sơn đã pha cần được sử dụng hết.

Dùng con lăn sơn, cọ sơn để thi công lớp sơn phủ lên bề mặt tường. Thi công từ 2-3 lớp sơn phủ, mỗi lớp cách nhau từ 6-12 tiếng, đảm bảo cho lớp sơn trước đã khô hoàn toàn thì mới sơn tiếp lớp sau. Khi thi công sơn nên chọn vào những lúc thời tiết nắng ráo, nhiệt độ bề mặt vật liệu không quá 35°C và không dưới 9°C.

kỹ thuật sơn tường ngoại thất
Tiến hành thi công sơn tường ngoại thất

Sau khi sơn các lớp phủ, hãy tiến hành kiểm tra lại lần nữa bề mặt tường để đảm bảo không có vết lỗi. Cuối cùng, gỡ bỏ các vị trí đã bao bọc, vệ sinh, dọn dẹp khu vực sơn và các dụng cụ sơn.

Trước khi hoàn tất quá trình thi công, hãy kiểm tra lại bề mặt tường và vệ sinh các dụng cụ. Để đảm bảo chất lượng công trình, bạn cần tuân thủ tiêu chuẩn nghiệm thu công tác sơn nước theo đúng quy trình, nhằm đạt được bề mặt sơn đẹp và đều màu.

Lưu ý khi tiến hành sơn tường ngoại thất

Để thi công sơn tường ngoại thất thuận lợi, bạn cần lưu ý 3 vấn đề sau:

  • Lựa chọn loại sơn chất lượng tốt là yếu tố quan trọng đầu tiên giúp cho bề mặt tường nhà mịn, đều màu và bền đẹp. Bạn có thể tham khảo kinh nghiệm chọn sơn ngoại thất để đảm bảo lựa chọn đúng loại sơn phù hợp với công trình của mình.
  • Điều kiện thời tiết: Chọn những ngày nắng ráo, nhiệt độ bên ngoài từ 9-35 độ C, độ ẩm ≤80%. Tránh gió lớn thì sẽ làm sơn khô nhanh, dễ để lại các vệt chổi trên đường sơn.
  • An toàn lao động: Tuân thủ các biện pháp bảo hộ đầy đủ, bao gồm: bao tay cao su, khẩu trang, kính bảo vệ mắt, thang chữ A hoặc giàn giáo vững chắc ( nhằm để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi thi công).

Các vấn đề và cách khắc phục trong quá trình sơn ngoại thất

Đối với tường cũ, khi thi công sơn thường gặp một số vấn đề như:

  • Sơn ngoại thất phồng rộp: Tình trạng này có thể do lớp sơn trước khi khô hoàn toàn hoặc bề mặt tường bị ẩm ướt. Để khắc phục, bạn cần cạo bỏ lớp sơn bị phồng rộp và xử lý chống thấm đúng cách. Sau đó, chờ bề mặt tường khô hoàn toàn rồi thi công sơn trở lại.
  • Sơn ngoại thất bị sủi bọt: Sơn bị sủi bọt có thể do pha sơn quá loãng hoặc sử dụng loại sơn kém chất lượng. Hãy chọn loại sơn S650 của Pencco để đảm bảo chất lượng nước sơn tốt, pha sơn không quá 5% nước sạch.
  • Tường bị nấm mốc: Bạn dùng dao cạo, giấy nhám để cạo bỏ phần nấm mốc, rong rêu bám trên tường, vệ sinh bề mặt tường sạch sẽ. Sau đó, xử lý chống thấm và thi lại theo 03 bước quy trình sơn tường ngoại thất đúng kỹ thuật.
  • Rỉ sét gây đổi màu sơn: Để tránh hiện tượng rỉ sét, nên sử dụng loại sơn cao cấp, có tính năng kháng kiềm, kháng muối, chống oxy hóa vượt trội.
  • Sơn ngoại thất bị bong tróc do độ ẩm bên trong: Hiện tượng này xảy ra có thể do lớp sơn cũ chưa khô hoàn toàn. Vì vậy, cần cạo bỏ lớp sơn bị bong tróc, xử lý lại bề mặt tường và chờ tường khô hoàn toàn để thi công sơn lại.
sơn ngoại thất quy cách
Các vấn đề thường gặp và cách khắc phục cho lớp sơn tường đẹp hoàn hảo

Các loại sơn phủ nào phù hợp cho tường ngoại thất?

Bạn có thể chọn một trong các loại sơn phủ sau đây cho tường ngoại thất: Sơn Titan siêu bóng ngoại thất Aircraft coating S650, Sơn Titan chống thấm đa năng cao cấp S500, Sơn Titan chống thấm màu cao cấp S550.

Các lỗi thường gặp khi sơn tường ngoại thất và cách khắc phục chúng là gì?

Các lỗi thường gặp khi sơn tường ngoại thất bao gồm: bong tróc sơn, sơn không đều màu, và nấm mốc. Để khắc phục, bạn cần cạo bỏ lớp sơn bị khuyết điểm đó, xử lý lại bề mặt tường, sử dụng sơn lót và sơn phủ chất lượng tốt và tuân thủ đúng quy trình sơn tường ngoại thất đúng kỹ thuật.

Như vậy, bài viết trên đây đã hướng dẫn chi tiết 03 bước quy trình sơn ngoại thất đúng kỹ thuật, những lưu ý khi tiến hành sơn. Đồng thời, Pencco cũng chỉ ra một số vấn đề thường gặp, cách khắc phục khi sơn tường ngoại thất và giải đáp một số thắc mắc thường gặp khi trong quá trình thi công.

Truy cập Pencco để tham khảo các loại sơn cao cấp với mức giá công khai, minh bạch từ nhà sản xuất.

Công ty Cổ Phần Pencco Việt Nam

  • Địa chỉ: KCN Nguyên Khê, xã Nguyên Khê, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội
  • Điện thoại: 0967999159
  • Email: Sale@pencco.com.vn
  • Website: https://pencco.com.vn/

Chia sẻ bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

phone