Giới thiệu Sơn chống thấm: Đặc điểm, Phân loại và Công dụng
Sơn chống thấm là loại sơn chuyên dụng có thành phần kháng nước giúp ngăn chặn lại sự xâm nhập của nước vào bề mặt thi công. Sơn chống thấm sở hữu nhiều tính năng vượt trội như: khả năng chống thấm dột, chống nấm mốc, khả năng bám dính tốt, chịu được tia UV và thời tiết khắc nghiệt tăng độ bền cho công trình,...
Trong bài viết sau đây, Pencco sẽ cung cấp đến bạn kiến thức cơ bản về định nghĩa, đặc điểm, phân loại và công dụng của sơn chi tiết nhất. Từ đó, giúp bạn hiểu rõ ứng dụng của sơn chống thấm và cách chọn lựa sản phẩm sơn phù hợp với nhu cầu.
Sơn chống thấm là gì?
Sơn chống thấm (sơn tường chống thấm) là một hợp chất chống thấm đặc biệt, có những liên kết hóa học chặt chẽ tạo ra lớp màng bảo vệ giúp ngăn chặn nước xâm nhập vào bề mặt thi công. Lớp sơn chống thấm này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ công trình khỏi các tác động của nước, chống thấm dột, nấm mốc và giữ cho lớp sơn luôn bền đẹp, tăng tuổi thọ bề mặt tường. Đây là các đặc trưng của sơn ngoại thất vì các loại sơn tường chống thấm ngoại thất hiện nay còn có tính năng chống nóng, chống kiềm và muối hóa.
Thành phần chính của sơn chống thấm gồm có:
- Keo Acrylic.
- Phụ gia chống thấm.
- Bột khoáng.
- Nhựa.
- Dung môi.
- Chất tạo màng.
- Các chất phụ gia khác.
Có nên dùng sơn chống thấm không?
Bạn nên sử dụng sơn chống thấm vì nó cần thiết cho các công trình xây dựng. Các lớp sơn chống thấm được ví như là “chiếc áo giáp” kiên cố, bảo vệ công trình trước những ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết. Sử dụng sơn chống thấm sẽ giúp tăng độ bền của kết cấu công trình, mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao và giữ cho bề mặt công trình luôn mới đẹp, sạch sẽ.
Nếu không sử dụng sơn chống thấm thì nước sẽ thấm vào bề mặt tường, sàn, mái nhà gây ra tình trạng nứt nẻ, bong tróc và tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ công trình.
Chi tiết hơn, sơn chống thấm ngăn cản hơi nước thấm qua tường và bảo vệ bề mặt công trình khỏi tác động của nước, giúp tăng tuổi thọ cho kết cấu tổng thể, duy trì tính thẩm mỹ lâu dài. Ngoài ra, sử dụng sơn chống thấm còn mang lại nhiều lợi ích khác:
- Tiết kiệm chi phí bảo trì: Do khả năng bảo vệ bề mặt và chống hư hại, giúp giảm thiểu các chi phí bảo dưỡng và sửa chữa công trình.
- Giữ không gian trong lành: Việc ngăn chặn nấm mốc và vi khuẩn phát triển trên tường và sàn nhà giúp không gian sống sạch sẽ, bảo vệ sức khỏe gia đình.
- Đa dạng ứng dụng: Sơn chống thấm có thể được áp dụng ở nhiều khu vực khác nhau trong nhà và ngoài trời như tường, mái nhà, sân thượng và tầng hầm.
Đặc điểm của sơn chống thấm
Sơn chống thấm sở hữu 7 đặc điểm chính bao gồm:
- Khả năng chống thấm nước: Các công trình sẽ không tránh khỏi sự tác động của các yếu tố khí hậu khắc nghiệt như mưa, bão. Sơn chống thấm đảm bảo sự chắc chắn, bền vững và ngăn chặn sự thấm nước cho công trình. Lớp màng sơn tạo thành rào cản vững chắc, giúp chống thấm các bề mặt đứng và ngang như sân thượng, tường nhà, nền nhà.
- Khả năng chống ẩm mốc: Sơn chống thấm có khả năng chống nấm mốc và vi khuẩn hiệu quả, giúp bảo vệ bề mặt công trình khỏi sự tấn công của các vi sinh vật gây hại. Sơn chống thấm chống mốc là giải pháp tuyệt vời để duy trì môi trường trong lành và bảo vệ sức khỏe..
- Khả năng kháng kiềm, muối, chống chịu mài mòn cao: Nhờ vào công thức sản xuất chuyên biệt nên màng sơn có khả năng chịu được sự mài mòn, chịu được cả nước mặn và hạn chế được các hiện tượng nấm mốc khi xảy ra thấm dột, đồng thời còn giúp tăng tuổi thọ cho công trình.
- Khả năng chống bám bụi: Sơn chống thấm có bề mặt nhẵn mịn, có tính năng chống bám bụi hiệu quả, giúp bề mặt công trình luôn sáng bóng, dễ dàng lau chùi và vệ sinh, tiết kiệm thời gian và công sức dọn dẹp.
- Độ bền màu: Các dòng sơn chống thấm cao cấp giúp chống phai màu vượt trội, giúp giữ được màu sắc sơn tươi sáng lâu dài theo thời gian. Sơn không bị phai màu do tác động của ánh nắng mặt trời hay các yếu tố môi trường khắc nghiệt khác, đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình.
- Thân thiện với môi trường: Sơn chống thấm không chứa chì, thủy ngân và các chất độc hại khác, đảm bảo không gây hại đến sức khỏe cho người thi công và người sử dụng.
- Độ bám dính: Sơn chống thấm có độ bám dính tốt trên nhiều loại bề mặt khác nhau như: bê tông, xi măng, gạch, đá,… Lớp sơn có khả năng bám chắc vào bề mặt, chống bong tróc, mang lại hiệu quả chống thấm lâu dài.
Sơn chống thấm có mấy loại?
Trên thị trường hiện nay cung cấp đa dạng các loại sơn chống thấm phổ biến khác nhau. Mỗi loại sơn sẽ sở hữu tính năng và ưu điểm riêng phù hợp với từng mục đích sử dụng của người dùng, cụ thể:
Phân loại theo vị trí sử dụng
Theo vị trí sử dụng, sơn chống thấm được chia làm 2 loại là sơn chống thấm trong nhà và ngoài trời:
- Sơn chống thấm bên trong nhà: Sơn này còn được gọi là sơn chống thấm ngược là loại sơn được sử dụng để bảo vệ các mảng tường không bị nước xâm lấn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, hạn chế tình trạng rạn nứt, bong tróc sơn và hư hại kết cấu công trình. Sơn chống thấm nội thất có những đặc điểm nổi bật như: an toàn cho sức khỏe, không mùi hôi, khô nhanh, chống nấm mốc và dễ dàng vệ sinh.
- Sơn chống thấm ngoài trời: Sơn chống thấm ngoài trời được sản xuất với công nghệ tiên tiến tạo nên lớp màng bảo vệ chắc chắn, bao phủ bề mặt công trình triệt để, che kín những lỗ hở, vết nứt nhỏ trên tường. Lớp sơn này có khả năng chịu nắng mưa, chống chịu nhiệt độ khắc nghiệt, chống phai màu, chống nấm mốc, giúp bảo vệ bề mặt thi công khỏi tình trạng bạc màu, bong tróc, nứt nẻ do tác động của thời tiết.
Ngoài ra, về vị trí sử dụng, cần phân biệt giữa sơn chống thấm cho tường đứng và sơn cho bề mặt nằm ngang. Sơn chống thấm cho tường đứng được sử dụng cho các bề mặt thẳng đứng như tường nhà, có khả năng chống thấm tốt hơn để ngăn nước mưa thấm vào. Trong khi đó, sơn chống thấm cho bề mặt nằm ngang, như mái nhà hay sân thượng, cần có khả năng chống chịu tốt với nước đọng và sự thay đổi nhiệt độ liên tục.
Phân loại theo chất liệu
Dựa theo chất liệu thì sơn chống thấm gồm có 3 loại chính:
- Sơn chống thấm pha xi măng: Sơn chống thấm pha xi măng là loại sơn được pha xi măng nhằm tăng khả năng chống thấm cho công trình. Sơn có khả năng chống thấm tốt nhờ các gốc kỵ nước có khả năng đóng rắn với chất xi măng. Đặc điểm của loại sơn này đó chính là dễ dàng phân tán trong nước, hỗ trợ lấp đầy những vết nứt nhỏ hoặc lỗ hổng giữa các lớp vữa dán gạch ốp tường, bê tông để tạo nên một lớp chống nước có kết cấu đặc cứng, vững chắc theo thời gian, bảo vệ, che phủ không cho nước xâm nhập vào.
- Sơn chống thấm gốc nhựa: Đặc điểm nổi bật của sơn chống thấm gốc nhựa đó là tính năng đàn hồi cao, khả năng co giãn tốt, chống nứt, chống thấm hiệu quả và bám dính tốt trên nhiều vật liệu khác nhau như: bê tông, gạch, kim loại.
- Sơn chống thấm gốc dầu: Sơn chống thấm gốc dầu hay sơn dầu chống thấm là loại sơn chuyên dụng để chống thấm cho các bề mặt như: gạch, vữa, đá granite, bê tông, xi măng và các công trình xây dựng. Lớp sơn có độ bền cao, chống chịu nhiệt độ tốt, khả năng chống thấm hiệu quả, phù hợp với các khu vực có nhiệt độ cao.
Phân loại theo tính năng
Bên cạnh việc phân loại theo vị trí sử dụng và chất liệu, sơn chống thấm còn được phân loại theo tính năng
- Sơn chống thấm màu
Sơn chống thấm màu là những sản phẩm sơn được dùng với mục đích ngăn chặn sự thấm nước từ bên ngoài vào, bảo vệ tường công trình không bị thấm dột, bong tróc và giữ cho màu sắc luôn tươi mới theo thời gian. Sơn chống thấm màu sở hữu công dụng vượt trội hơn so với sơn chống thấm tường thông tường ở việc không cần sơn lót và tốt hơn sơn chống thấm pha xi măng ở việc có nhiều màu sắc đa dạng hơn.
- Sơn chống thấm ngược
Sơn chống thấm ngược là dòng sơn chuyên dụng để chống thấm từ mặt phía trong của công trình. Lớp sơn chống thấm ngược có khả năng bám dính tốt trên bề mặt. Người ta thường chống thấm ngược cho các công trình có tường sát với nhà bên cạnh mà không thể tô xi măng được, chống ẩm chân tường do hơi nước bốc hơi từ dưới lên và chống ẩm cho trần nhà do độ ẩm thấm từ trên xuống.
Ứng Dụng Của Sơn Chống Thấm
Hiện nay, sơn chống thấm được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng, bao gồm:
- Bảo vệ tường nhà: Sơn chống thấm tạo lớp màng bảo vệ vững chắc, ngăn chặn nước xâm nhập qua các khe nứt, mao mạch, giúp bảo vệ tường nhà luôn khô ráo, sạch sẽ, tăng độ bền và tính thẩm mỹ cho công trình. Ngoài ra, sơn chống thấm còn giúp ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc, rong rêu, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.
- Chống thấm cho mái nhà, sàn nhà: Mái nhà, sàn nhà là những khu vực dễ bị thấm dột do tiếp xúc trực tiếp với nước mưa, nước sinh hoạt. Do đó, việc sử dụng sơn chống thấm sẽ giúp ngăn chặn nước thấm vào bên trong nhà, bảo vệ kết cấu mái nhà, chống trơn trượt và giữ cho không gian bên trong nhà luôn khô ráo, thoáng mát.
- Chống thấm cho ban công: Sơn chống thấm giúp chống thấm cho ban công, ngăn chặn nước mưa thấm vào bên trong nhà, tránh tình trạng thấm dột, ẩm ướt, bong tróc, bảo vệ kết cấu ban công và góp phần tăng tuổi thọ cho công trình.
- Chống thấm cho hầm, tầng hầm: Lớp màng của sơn chống thấm sẽ tạo lớp màng chống thấm ngăn chặn nước ngầm xâm nhập vào tầng hầm, bảo vệ kết cấu hầm, tầng hầm, chống nấm mốc, đảm bảo an toàn cho xe và các thiết bị, vật dụng được lưu trữ bên trong.
Cách chọn sơn chống thấm phù hợp
Việc lựa chọn loại sơn nào chống thấm tốt nhất phù hợp với nhu cầu sử dụng, tính chất công trình và điều kiện khí hậu đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chống thấm và độ bền của công trình. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn 5 cách chọn sơn chống thấm, cụ thể:
Xác định nhu cầu sử dụng
Trước khi tiến hành lựa chọn sơn chống thấm, bạn cần phải xem xét các yếu tố sau đây:
- Vị trí thi công: Đối với những vị trí thi công chẳng hạn như: sân thượng, tường nhà, nền nhà thì cần ưu tiên loại sơn có khả năng chống thấm, chịu được sự thay đổi nhiệt độ tốt. Còn nếu vị trí thi công trong nhà như: nhà bếp, nhà vệ sinh thì nên lựa chọn loại sơn có tính thẩm mỹ cao, dễ dàng vệ sinh, không mùi và an toàn cho sức khỏe.
- Điều kiện khí hậu: Nếu điều kiện khí hậu tại khu vực thi công nắng mưa thất thường, ẩm ướt, độ ẩm cao… có thể lựa chọn loại sơn có độ bám dính tốt, chống thấm cao, chịu được tia UV.
- Mục đích sử dụng: Bạn cần phải xác định mục đích chống thấm, chống mốc, chống bám bụi… để lựa chọn loại sơn phù hợp.
- Yêu cầu về thẩm mỹ: Lựa chọn màu sắc sơn theo sở thích, phong cách thiết kế, sơn bóng, nhẵn mịn để mang lại vẻ đẹp sang trọng cho công trình và dễ vệ sinh.
Lựa chọn thương hiệu uy tín
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều thương hiệu sơn chống thấm khác nhau đôi khi làm cho người mua cảm thấy băn khoăn hơn trong việc lựa chọn. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả chống thấm tối ưu và độ bền đẹp lâu cho công trình thì bạn nên ưu tiên lựa chọn mua sơn của những thương hiệu uy tín, có sản phẩm chất lượng cao đi kèm dịch vụ bảo hành, hậu mãi tốt và được nhiều người tin dùng như: Pencco, Jotun, Nippon, Dulux,…
Tham khảo ý kiến từ chuyên gia
Để lựa chọn được sản phẩm sơn chống thấm phù hợp với công trình, Pencco khuyến khích bạn nên tham khảo ý kiến của kiến trúc sư, chủ thầu xây dựng, đại lý cung cấp sơn hoặc liên hệ với nhân viên tư vấn giàu kinh nghiệm của Pencco để được đội ngũ chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc về đặc điểm, tính năng của từng loại sơn một cách chi tiết nhất.
Công nghệ tiên tiến
Sơn chống thấm được áp dụng công nghệ tiên tiến được nghiên cứu hiệu quả với khả năng chống thấm tốt, độ bền cao. Các dòng sơn chống thấm của thương hiệu Pencco ứng dụng công nghệ hiện đại trong quy trình sản xuất phổ biến như:
- Công nghệ Ultra Nano Titan: Việc ứng dụng công nghệ nano trong lĩnh vực sơn này giúp cho chất sơn tạo thành các mô liên kết thấm sâu vào bề mặt tường hay bê tông từ đó tạo thành một khối liên kết bền vững, tạo ra các màng ngăn chống thấm hiệu quả, vô hiệu hóa vi khuẩn nấm mốc và khử mùi ẩm mốc, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng.
- Công nghệ ACC: Đội ngũ R&D tại Texas của Pencco đã phát triển ra công nghệ tinh thể pha lê chuyên biệt ACC – American Crystallize Coating có tác dụng chống thấm ngược, kháng kiềm, kháng muối hiệu quả gấp 10 lần so với các dòng sơn kháng kiềm thông thường.
Sản phẩm cao cấp, mẫu mã đa dạng
Việc sản xuất đa dạng các dòng sơn chống thấm sẽ giúp người mua dễ dàng lựa chọn được sản phẩm ưng ý, phù hợp với sở thích của mình. Hiện nay, 3 dòng sơn chống thấm Pencco được nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng để sơn hoàn thiện chống thấm là:
Tại sao chọn sơn chống thấm cao cấp như sơn Pencco?
Bạn nên chọn sơn chất lượng cao như Pencco vì:
- Khả năng chống thấm vượt trội: Các dòng sơn chống thấm Pencco được phát triển với công nghệ tiên tiến, giúp tăng cường hiệu quả chống thấm và chống chịu với mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
- Độ bền cao: Sản phẩm của Pencco được đảm bảo độ bền lâu dài, không chỉ chống thấm tốt mà còn giúp duy trì màu sắc và vẻ đẹp của công trình.
- An toàn và thân thiện với môi trường: Sơn không chứa các chất độc hại như chì hay thủy ngân, an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường.ư
Sản phẩm chống thấm của Pencco bao gồm:
- Sơn chống thấm ngược: Dòng sơn chống thấm ngược S450 của Pencco có khả năng năng chống thấm ngược hiệu quả, kháng kiềm, kháng muối, an toàn cho sức khỏe, khô nhanh, và dễ dàng vệ sinh.
- Sơn chống thấm xi măng: Sơn chống thấm xi măng S500 sở hữu tính năng chống thấm hiệu quả phù hợp cho nhiều hạng mục công trình xây dựng, an toàn, bền bỉ và có khả năng chống thấm ngược, chống thấm dột vượt trội.
- Sơn chống thấm màu: Đây là sơn chống thấm có màu sắc đẹp, đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu thẩm mỹ và không cần sơn lót, nổi bật với dòng sơn Titan chống thấm màu cao cấp S550.
Câu hỏi thường gặp về sơn chống thấm
Sau đây, Pencco sẽ giải đáp một số câu hỏi thắc mắc thường gặp về sơn chống thấm chi tiết nhất:
Sơn chống thấm có màu gì?
Sơn chống thấm có màu sắc rất đa dạng từ các màu cơ bản như xám, trắng, kem đến các màu sắc phong phú khác có thể pha theo bảng màu. Cụ thể:
- Sơn chống thấm xi măng: Thường có màu trắng hoặc xám của xi măng.
- Sơn chống thấm màu: Tùy thuộc vào thương hiệu và dòng sản phẩm mà sơn chống thấm sẽ có đa dạng các màu khác nhau như xám ghi, vàng, kem, xanh, đỏ,…
Vậy, câu hỏi sơn chống thấm có màu gì? đã được giải đáp đến bạn. Chốt lại, sơn chống thấm pha xi măng sẽ có màu như xi măng, sơn chống thấm màu dùng để sơn trực tiếp lên tường thì màu nào cũng có tùy sở thích của bạn và gia đình.
Sơn chống thấm có bền màu không?
Sơn chống thấm không chỉ có khả năng chống thấm, chống mối mọt, bong tróc hiệu quả mà còn nổi bật với độ bền màu vượt trội, giúp bảo vệ vẻ đẹp của công trình theo thời gian.
Sơn chống thấm của thương hiệu Pencco ứng dụng công nghệ ACC – American Crystallize Coating ngăn chặn sự thấm nước từ ngoài vào nhưng bề mặt vẫn bốc hơi nước dễ dàng, kết dính với bê tông, xi măng, chịu mài mòn và kháng kiềm cao. Đặc biệt, hệ tinh thể pha lê Crystalize là vĩnh viễn, nó tự kích hoạt và phục hồi bất cứ khi nào có nước, tăng độ bền cho lớp sơn đến 10 lần.
Sơn chống thấm có tốt hơn sơn kiềm không?
Việc lựa chọn sơn phù hợp phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của bạn.
- Nếu bạn cần bảo vệ bề mặt khỏi nước và ẩm, sơn chống thấm là lựa chọn tốt hơn.
- Nếu bạn cần bảo vệ bề mặt mới xây khỏi kiềm nhưng không yêu cầu quá cao về khả năng chống thấm, lựa chọn son phủ chống kiềm kiềm là thích hợp.
Trong nhiều trường hợp, có thể cần kết hợp cả hai loại sơn để đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu. Do đó, chọn loại sơn chống thấm có cả tính năng kháng kiềm đang là sự lựa chọn tốt nhất cho người mua sơn.
Sơn chống thấm giá bao nhiêu?
Sơn chống thấm hiện tại trên thị trường được giao động từ 2,500,000 – 4,000,000 VND cho 1 thùng 15kg, 20kg và 755,000 – 1,000,000 VND/lon 5 kg. Giá sơn sẽ phụ thuộc chủ yếu vào thương hiệu sơn, sau đó là loại sơn. Nếu bạn mua sơn chống thấm màu thì giá sẽ cao hơn giá sơn chống thấm pha xi măng.
Mức giá sơn chống thấm ngoài trời thường dao động tùy thuộc vào thương hiệu, loại sơn và dung tích. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết bảng giá sơn chống thấm ngoài trời tại Pencco để có lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình
Khi nào cần sơn chống thấm?
Bạn cần sử dụng sơn chống thấm khi nhà có các dấu hiệu sau: nước ngấm qua tường, tường bị ẩm mốc, sàn nhà hoặc tường ẩm ướt, màu sơn bong tróc hoặc xỉn màu. Đây là thời điểm cần thực hiện dịch vụ chống thấm ngay lập tức để bảo vệ ngôi nhà.
Ngoài ra, khi xây nhà mới, bạn cũng nên sử dụng sơn chống thấm ngay khi tường đã khô hoàn toàn. Điều này giúp ngăn ngừa sớm các vấn đề về thấm nước và ẩm mốc, đảm bảo tuổi thọ và độ bền cho công trình từ những ngày đầu.
Sơn chống thấm có cần sơn lót không?
Sơn chống thấm có cần phải có lớp sơn lót vì giúp lớp sơn bám dính tốt hơn lên bề mặt thi công, tạo nên lớp màng bảo vệ hoàn hảo, ngăn chặn nước xâm nhập. Ngoài ra, lớp sơn lót chống thấm còn hỗ trợ che phủ các lỗ nhỏ, vết nứt trên bề mặt tường, giúp lớp sơn chống thấm đều màu và mịn màng hơn.
Tuy nhiên, cũng có một số loại sơn chống thấm đặc biệt có thể thi công trực tiếp mà không cần sử dụng sơn lót, chẳng hạn như sơn chống thấm pha xi măng và sơn chống thấm màu có thể lăn trực tiếp mà không cần sơn lót. Do vậy, bạn cần đọc kỹ thuật sơn tường chống thấm và hướng dẫn sử dụng và hướng dẫn của nhân viên tư vấn trước khi thi công.
1 thùng sơn chống thấm sơn được bao nhiêu m²?
Sơn chống thấm bao lâu thì khô?
Thông thường thời gian sơn chống thấm khô sẽ dao động khoảng từ 30–60 phút và bạn có thể sơn lớp tiếp theo sau 6-12 giờ (nhiệt độ trung bình 30°C, độ ẩm môi trường 80%). Tuy nhiên, Thời gian sơn chống thấm khô còn tùy vào từng loại sơn cũng như các yếu tố tác động như: nhiệt độ, môi trường, độ ẩm, bề mặt thi công mới hay cũ mà thời gian lớp sơn chống thấm khô sẽ khác nhau.
Cách thi công sơn chống thấm hiệu quả nhất
Để đảm bảo hiệu quả chống thấm tối ưu, điều quan trọng là phải tuân thủ đúng các bước khi thi công sơn chống thấm. Dưới đây là một số mẹo quan trọng để thi công sơn chống thấm đạt kết quả tốt nhất:
- Chuẩn bị bề mặt: Đảm bảo bề mặt sạch sẽ, khô ráo và không có bụi, dầu mỡ hay các chất bẩn khác. Mọi vết nứt hoặc khe hở cần được lấp đầy và làm phẳng trước khi thi công.
- Sử dụng sơn lót: Nếu cần, hãy phủ một lớp sơn lót. Sơn lót giúp sơn bám dính tốt hơn vào bề mặt và tạo ra lớp phủ đều màu hơn.
- Thi công nhiều lớp sơn: Để đạt kết quả tốt nhất, nên thi công ít nhất từ hai đến ba lớp sơn chống thấm. Đảm bảo mỗi lớp được khô hoàn toàn trước khi thi công lớp tiếp theo.
- Theo dõi điều kiện thời tiết: Tránh thi công sơn chống thấm trong điều kiện trời mưa hoặc độ ẩm cao, vì có thể ảnh hưởng đến độ bám dính và quá trình khô của sơn.
- Sử dụng dụng cụ phù hợp: Sử dụng các loại con lăn hoặc cọ chất lượng cao để đảm bảo việc thi công đều và mịn màng.
Những lỗi thường gặp khi chống thấm
Chống thấm là một quá trình đòi hỏi sự tỉ mỉ. Dưới đây là một số lỗi thường gặp cần tránh để đảm bảo kết quả chống thấm tốt nhất:
- Bỏ qua bước chuẩn bị bề mặt: Một trong những sai lầm lớn nhất là không làm sạch và chuẩn bị bề mặt kỹ lưỡng. Bụi bẩn, vết nứt có thể làm cho sơn không bám dính tốt, dẫn đến kết quả chống thấm kém.
- Thi công quá ít lớp sơn: Việc chỉ thi công một lớp sơn lót hay 1 lớp sơn phủ chống thấm thường không đủ. Cần có nhiều lớp để đảm bảo bảo vệ tối ưu.
- Thi công trong điều kiện thời tiết không thuận lợi: Thi công trong điều kiện mưa hoặc độ ẩm cao có thể làm sơn khô không đều và ảnh hưởng đến hiệu quả chống thấm.
- Bỏ qua hướng dẫn sử dụng sản phẩm: Mỗi loại sơn chống thấm có hướng dẫn thi công riêng. Không tuân thủ có thể dẫn đến hiệu suất kém.
- Sử dụng sai loại sơn chống thấm: Các bề mặt khác nhau (ví dụ: mái nhà, tường, sàn) có thể yêu cầu các loại sơn chống thấm khác nhau. Đảm bảo chọn đúng loại sản phẩm cho bề mặt cụ thể mà bạn đang thi công.
Cách sơn chống thấm mái bê tông như thế nào?
Để sơn chống thấm mái bê tông hiệu quả, bạn cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt, thi công lớp sơn lót kháng kiềm, và tiếp theo là phủ 2-3 lớp sơn chống thấm chuyên dụng. Để đảm bảo chất lượng, hãy tham khảo cách sơn chống thấm mái bê tông chi tiết từ chuyên gia.
Qua bài viết trên, Pencco đã cung cấp đến bạn toàn bộ thông tin về sơn chống thấm là gì, đặc điểm và phân loại sơn chống thấm chi tiết nhất. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chia sẻ cách chọn sơn chống thấm phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn để từ đó lựa chọn được sản phẩm ưng ý.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc vào về sơn chống thấm vui lòng liên hệ với đội ngũ tư vấn viên của Pencco theo thông tin bên dưới để được chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất!
Thông tin liên hệ:
Công Ty Cổ Phần Pencco Việt Nam
- Địa chỉ: KCN Nguyên Khê, xã Nguyên Khê, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội
- Liên hệ: 0967999159
- Email: sale@pencco.com.vn
Sơn chống thấm này có kháng được nhiệt hoặc cách nhiệt tốt không? Vì khu vực mình sinh sống nắng có hôm tới 46 độ ấy
Chào bạn! Sơn Pencco là loại sơn gốc nước có khả năng giảm thiểu nhiệt độ từ bên ngoài môi trường nhất là với thời tiết nắng nóng từ 35 – 70 độ C. Tuy nhiên, nếu nhu cầu của bạn là “cách nhiệt” và “kháng nhiệt” ở các khu vực nhiệt đột rất cao từ 70 trở lên, bạn hãy cân nhắc các dòng sơn cách nhiệt chuyên dụng.
Your mode of explaining the whole thing in this article is in fact fastidious,
every one can effortlessly be aware of it, Thanks a
lot.
Thank you for taking the time to read the article and share your thoughts! The Pencco team always tries to provide information in the most understandable and useful way for users. If you have any questions or need any more information about waterproof paint, don’t hesitate to contact us!
Sử dụng sơn chống thấm ct11a cho tường ngoài đứng sau 3năm xuất hiện vết nứt nhỏ nước ngấm vào tạo mùi hôi khó chịu nguyên nhân tạo mùi là do đâu ak
Chào bạn! Về việc sơn chống thấm CT11A cho tường ngoài sau 3 năm xuất hiện vết nứt nhỏ và nước ngấm vào tạo mùi hôi, nguyên nhân tạo mùi có thể do sự phát triển của vi khuẩn hoặc nấm mốc khi nước ngấm vào lớp sơn và tường. Đối với sản phẩm CT11A của sơn Kova, bạn có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ hỗ trợ của họ để nhận tư vấn chi tiết hơn về nguyên nhân và cách khắc phục.
Tuy nhiên, nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp tốt hơn, Pencco tự hào giới thiệu dòng sơn chống thấm đẳng cấp với công nghệ nano khử khuẩn tiên tiến. Sơn Pencco không chỉ có khả năng chống thấm vượt trội mà còn không gây mùi, không gây hại cho sức khỏe, đảm bảo chất lượng và an toàn cho cả môi trường khắc nghiệt nhất. Với sản phẩm của Pencco, tình trạng như trên sẽ không xảy ra.
Nếu cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ của Sơn Pencco chúng tôi qua email danghoangsonpencco@gmail.com nhé!