Hướng dẫn sơn chống thấm cho tường cũ chi tiết nhất
Chống thấm cho tường cũ là một trong những vấn đề được nhiều chủ đầu tư quan tâm nhằm cải thiện tình trạng tường nhà bị thấm nước. Trong đó, giải pháp sử dụng sơn chống thấm được đánh giá là nhanh chóng và có tính hiệu quả cao. Vì nếu chậm trễ thực hiện việc chống thấm, các vết hoen ố, xỉn màu, nấm mốc trên tường sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khiến công trình nhanh xuống cấp.
Bài viết dưới đây, Pencco sẽ chỉ ra những dấu hiệu khi tường nhà bị thấm nước, nguyên nhân, hậu quả và các giải pháp sơn chống thấm tường cũ. Đồng thời, đưa ra những lưu ý quan trọng khi thi công cũng như giải đáp một số câu hỏi liên quan.
Nguyên nhân và hậu quả khi tường nhà bị thấm nước
Khi đã rõ ràng nguyên nhân gây nên tình trạng tường nhà bị thấm nước thì mới có được các giải pháp khắc phục đúng đắn. Hiện tượng tường nhà bị thấm nước thường sẽ đến từ những nguyên nhân sau:
- Cấu tạo của tường từ xi măng, là loại vật liệu có tính hút nước rất mạnh và có những mao quản (có thể hiểu là khoảng cách giữa các hạt) với đường kính rất nhỏ, chỉ từ 20-40 micromet. Khi vào mùa mưa, bề mặt tường tiếp xúc với nước sẽ tạo điều kiện cho nước xâm nhập vào bên trong thông qua các mao quản này.
- Các vết nứt ở ống thoát nước giáp với tường nhà, rãnh thoát nước trên mái nhà,…. Nước và hơi ẩm sẽ theo đó luồng qua các mao mạch rỗng thấm sâu vào bên trong tường nhà, khiến lớp sơn bị mục vữa.
- Nước thấm từ sàn nhà vệ sinh do ống thoát nước hư hỏng, chân tường bị rạn nứt,…
- Công trình sử dụng lâu năm, vật liệu xuống cấp gây ra các vết nứt tạo điều kiện cho hơi nước thấm vào.
- Phần tường bên ngoài không được thi công chống thấm ngay từ đầu hoặc thi công không đúng chuẩn.
- Công trình sử dụng vật liệu kém chất lượng dẫn đến nhanh bị hư hỏng, xuống cấp.
Dấu hiệu tường nhà cũ bị thấm nước
Tường nhà sau một thời gian dài sử dụng thường bị thấm nước, đặc biệt là khi mùa mưa kéo dài. Một số dấu hiệu bên ngoài đơn giản của hiện tượng này như sau:
- Màu sơn tường không còn giữ được sự tươi mới như ban đầu, có nhiều chỗ đậm nhạt khác nhau;
- Lớp sơn bị bong tróc từng mảng do ẩm ướt;
- Trên tường có nhiều vết nấm, mốc ố vàng hay xanh sẫm rất khó nhìn;
- Có mùi ẩm mốc lan ra trong không gian ngôi nhà, mang đến cảm khác khó chịu cho các thành viên;
- Vài vị trí trên trần được làm từ gỗ, thạch cao bị cong vênh, biến dạng do nước thấm vào lâu ngày.
Khi nhận thấy tình trạng tường bị thấm nước từ một trong các dấu hiệu trên, bạn cần triển khai giải pháp khắc phục nhanh chóng để ngăn chặn tình trạng lây lan, ảnh hưởng đến kết cấu công trình.
Giải pháp chống thấm tường cũ hiệu quả từ Pencco
Để xử lý sơn chống thấm cho tường đứng cũ, bạn nên dùng các sản phẩm sơn chống thấm từ Pencco cũng như thi công sơn chống thấm tường cũ đúng trình tự, đúng kỹ thuật.
Sản phẩm sơn chống thấm từ Pencco
Hiện nay, Pencco có 4 dòng sơn chống thấm cho công trình hiệu quả, được áp dụng công nghệ tân tiến nhất trong ngành công nghiệp sơn của Mỹ, đó là: Sơn lót S450 ngoại thất chống thấm, Sơn phủ S650 ngoại thất chống thấm, Sơn Titan S500 chống thấm, Sơn Titan S550 chống thấm màu.
Sơn lót kháng kiềm và chống thấm ngoại thất S450:
Đây là dòng sơn lót ưu việt cho các công trình chống thấm ngoại thất, khắc phục các vấn đề thấm mốc ở tường cũ với một số tính năng như:
- Được tích hợp công nghệ tinh thể pha lê chuyên biệt ACC (American Crystallize Coating) mang đến hiệu quả chống thấm, kháng kiềm, kháng muối gấp 10 lần so với các dòng sơn khác.
- Các phân tử tinh thể pha lê có kích thước vô cùng nhỏ, sẽ di chuyển và thấm sâu vào các lỗ rỗng trên tường cũ, lấp đầy vết nứt, nâng cao khả năng chống thấm.
- Độ bám dính tốt, tạo độ liên kết chặt chẽ, giúp bề mặt tường cũ không dễ bị phá vỡ cấu trúc do nhiệt độ và thời tiết mưa, ẩm ướt, tránh sửa chữa nhiều lần.
- Tạo độ bóng, mịn cho lớp sơn phủ, nâng tầm thẩm mỹ cho công trình cũ lâu năm.
Sơn phủ ngoại thất chống thấm S650
Đây là dòng sản phẩm cao cấp nhất của Pencco, được tích hợp cả 3 công nghệ: Ultra Nano Titan, AUV và ACC, các tính năng nổi bật như.
- Hàn gắn các vết nứt, lỗ chân chim trên tường cũ, gia tăng độ cứng cho tường và bê tông.
- Tạo ra màn ngăn mới chắc chắn, giúp vô hiệu hóa vi khuẩn, nấm mốc, giữ cho bề mặt bức tường sau khi cải tạo được bền đẹp, lâu dài.
- Lớp màng chắn AUV Lock tăng cường khả năng chống tia UV bảo vệ lớp sơn mới bền màu hơn gấp 3 lần so với các loại sơn thông thường, giữ màu sắc rực rỡ, bóng đẹp.
- Khả năng tự làm sạch, chống bám bụi, giữ cho công trình sau khi cải tạo luôn sạch sẽ, tươi mới.
Sơn Titan chống thấm S500
Dòng sơn chống thấm này giúp chống thấm tối đa nhờ công nghệ tinh thể pha lê ACC – American Crystallize Coating, ngoài ra còn có các ưu điểm sau:
- Độ che phủ tốt, giúp hàn gắn các vết nứt, vết bong tróc do nước thấm trên bề mặt vách tường cũ.
- Kháng muối, kháng kiềm vượt trội, giữ cho lớp sơn mới không bị tấn công bởi vi khuẩn và nấm mốc.
- Khả năng bám dính trên bề mặt tốt, giúp cho lớp sơn mới sau khi cải tạo giữ được màu sắc đẹp, sử dụng lâu dài dưới tác động của thời tiết.
Sơn Titan chống thấm màu cao cấp S550
Dòng sản phẩm chống thấm Pencco S550 có màu sắc đa dạng, hiện đại, tạo nên vẻ ngoài rực rỡ cho công trình, các tính năng nổi bật dành phù hợp với công trình cũ như:
- Che phủ vết nứt tốt, khắc phục hoàn toàn các khuyết điểm trên tường cũ, tạo ra bề mặt tường vẹn nguyên như mới.
- Kháng kiềm, kháng muối hiệu quả, giữ cho lớp sơn mới không bị tấn công bởi vi khuẩn.
- Khả năng tự phục hồi cao, giúp lớp sơn phủ bền hơn gấp 10 lần.
Tuân theo quy trình sơn chống thấm tường cũ chuẩn
Sau khi đã chọn được dòng sơn phù hợp, bạn cần áp dụng quy trình sơn chống thấm tường cũ theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ sơn tường cũ
Những dụng cụ cần chuẩn bị để thi công sơn lại tường cũ bao gồm:
- Sơn lót, sơn phủ: Tính toán lượng sơn tương ứng với kích thước bề mặt tường cần thi công.
- Dụng cụ sơn: Con lăn sơn, chổi quét sơn, thùng (xô) và gậy để khuấy trộn sơn.
- Dụng cụ vệ sinh bề mặt: Giấy nhám, đá mài, dao cạo, nước tẩy chuyên dụng, chổi quét, khăn ướt,…
- Dụng cụ bọc, lót các vị trí thiết yếu như ổ điện, chân tường,…: giấy báo, tấm bạc, hoặc tấm nilon, băng dính,…
- Dụng cụ bảo hộ: Bao tay cao su, khẩu trang, kính bảo vệ, đồ bảo hộ, thang chữ A.
Bước 2: Làm sạch bề mặt tường cũ
- Dùng dao cạo chuyên dụng để cạo sạch các lớp sơn cũ đã bị bong tróc,
- Dùng giấy nhám hoặc đá mài và nước tẩy chuyên dụng để tẩy đi các vết nấm, mốc trên tường nhà,
- Dùng khăn, chổi lau sạch bụi bẩn, dầu mỡ bám dính.
Bước 3: Thi công sơn tường cũ
- Pha sơn lót Pencco S450 với tối đa 5% nước sạch, khuấy đều đến khi sơn đạt độ đặc vừa phải. Sơn lên tường từ 2-3 lớp sơn lót, cách nhau từ 6-12 giờ mỗi lớp.
- Khi lớp sơn lót cuối cùng đã khô thì chuẩn bị thi công sơn phủ.
- Chọn một trong các loại sơn phủ phù hợp theo nhu cầu (Sơn Pencco S500, Pencco S550, Pencco S650), pha sơn theo hướng dẫn từ nhà sản xuất.
- Thi công lớp sơn lót đầu tiên lên bề mặt tường, chờ sơn khô hoàn toàn rồi lần lượt thi công lớp sơn thứ 2, thứ 3.
Tham khảo thêm cách sơn chống thấm nhà vệ sinh nếu tường nhà vệ sinh của bạn đã cũ.
Lưu ý khi sơn chống thấm cho tường cũ
Làm sạch bề mặt tường cũ trước khi thi công là công đoạn quan trọng quyết định chất lượng sơn chống thấm. Vì vậy, khi vệ sinh bề mặt tường cần đảm bảo 3 tiêu chí sau:
Bề mặt phải sạch: Tường cần phải được làm sạch các vết bụi bẩn, vết dơ do dầu mỡ bám vào. Những chỗ có rêu, nấm mốc thì có thể dùng nước tẩy chuyên dụng. Các lớp sơn cũ đã bong tróc cũng cần được cạo sạch hoàn toàn.
Bề mặt phải khô: Sau khi làm sạch, bề mặt tường cần chờ cho khô ráo hoàn toàn trước khi sơn lớp đầu tiên. Bạn có thể sử dụng máy đo độ ẩm chuyên dụng để kiểm tra sao cho phần nề đạt dưới 6% và phần gỗ đạt dưới 10%.
Bề mặt phải ổn định: Bề mặt bức tường cần phải đạt được độ ổn định và bằng phẳng. Sau khi cạo lớp sơn cũ nếu có xuất hiện vết nứt, bong tróc thì có thể dùng bột trét để trét lên. Lưu ý, trước khi thi công bột trét cũng cần để bề mặt tường khô 72 giờ, ở mức 30 độ C.
Làm thế nào để xử lý các vết nứt lớn trên tường cũ trước khi sơn chống thấm?
Sử dụng bột trét chuyên dụng để lấp đầy các vết nứt lớn trên tường cũ. Sau đó, làm phẳng bề mặt và để khô hoàn toàn trước khi thi công lớp sơn đầu tiên.
Có những cách nào để tăng độ bền của sơn chống thấm trên tường cũ
Có 4 cách để tăng độ bền của lớp sơn chống thấm tường cũ, đó là:
- Vệ sinh sạch sẽ bề mặt tường trước khi thi công, đảm bảo 3 yếu tố: sạch – khô – ổn định.
- Thi công nhiều lớp sơn chống thấm, bao gồm 2-3 lớp sơn lót và 2-3 lớp sơn phủ. Cần chờ lớp trước đã khô hoàn toàn thì mới thi công lớp sau.
- Dán thêm lớp lưới xung quanh cổ ống và các đường ống tiếp giáp chân tường, ngăn chặn tình trạng vỡ nứt đường ống làm nước thấm vào tường.
- Cán phủ và dùng vật liệu ốp lát lên tường để tăng cường thêm lớp chống thấm.
Làm thế nào để bảo trì lớp sơn chống thấm sau khi thi công?
Nên kiểm tra bề mặt tường định kỳ sau khi thi công sơn chống thấm. Khi phát hiện các vết nứt, bong tróc hay ẩm mốc, bụi bẩn thì cần xử lý ngay để chúng không lan rộng sang khu vực khác.
Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp đầy đủ sơn chống thấm cho tường cũ đang được nhiều gia đình quan tâm hiện nay. Mong rằng, bài viết đã giúp bạn nắm được các dấu hiệu tường bị thấm nước, xác định nguyên nhân, hậu quả và áp dụng biện pháp chống thấm đúng đắn.
Hãy truy cập Pencco để tìm hiểu các loại sơn chống thấm chất lượng cao, mang lại hiệu quả chống thấm tối ưu, khắc phục các khuyết điểm tường nhà cũ, trả lại không gian sống đẹp và sạch sẽ.
Công ty Cổ Phần Pencco Việt Nam
- Địa chỉ: KCN Nguyên Khê, xã Nguyên Khê, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội
- Điện thoại: 0967999159
- Email: Sale@pencco.com.vn
- Website: https://pencco.com.vn/