Trang chủ » Chia sẻ kinh nghiệm » Sơn nước là gì

Sơn nước là gì? Toàn bộ những kiến thức cần biết về sơn nước

Trong ngành xây dựng, sơn nước là loại sơn chuyên dụng với công dụng chính là sơn các mảng tường ở trong và ngoài nhà nhằm mang đến tính thẩm mỹ cho công trình. Sơn nước đa dạng được phân chia theo vị trí và tính năng.

Bài viết dưới đây, Pencco sẽ cung cấp kiến thức toàn diện về nước sơn, bao gồm thành phần, phân loại, ưu nhược điểm và cách ứng dụng của sơn nước trong xây dựng và trang trí nhà ở. Ngoài ra, bài viết cũng giải đáp các câu hỏi thường gặp và những lưu ý quan trọng khi lựa chọn và sử dụng sơn nước.

Sơn nước là gì? Thành phần của sơn nước

Sơn nước là một hỗn hợp đồng nhất được cấu tạo bởi các chất tạo màng (còn gọi là chất kết dính), chất tạo màu, dung môi và các chất phụ gia khác. Đây là loại sơn với một hệ thống đồng nhất có khả năng bám dính và bao phủ bề mặt vật chất của công trình.

Chi tiết 5 thành phần chính của sơn nước như sau:

  • Chất tạo màng (chất kết dính) có khả năng quyết định đến tính chất của màng sơn như độ bền, độ bóng và khả năng chống thấm. Ngoài ra, tỷ lệ thành phần nhựa cũng quyết định đến độ an toàn của sơn nước.
  • Nước: Nước là dung môi giúp cho các hạt nhựa phân tán và dễ dàng thi công.
  • Chất tạo màu: Đây được xem là thành phần tạo nên tính đặc trưng và quyết định màu sắc của sơn nước.
  • Dung môi (solvent): Dung môi giúp điều chỉnh độ nhớt của sơn giúp sơn dễ dàng thi công. Ngoài ra, dung môi có khả năng gia tăng độ phủ lên bề mặt công trình với đặc tính không hòa tan, phân tán trong chất tạo màng, trong nước và trong dung môi.
  • Chất phụ gia: Có vai trò quan trọng và làm tăng giá trị sử dụng cho sơn nước. Một số chất phụ gia có trong thành phần của sơn nước như chất bảo quản, chất chống nấm mốc… giúp tăng độ bền, độ bám dính và khả năng chống nước, chống rêu mốc… tốt hơn.

Sơn gốc nước có nhiều ứng dụng hữu ích khi sử dụng cho các công trình như tường, trần nhà, cửa ra vào, ban công và các bề mặt nội ngoại thất khác. Bên cạnh đó, sơn nước có thể được pha chế với nhiều màu sắc khác nhau đáp ứng nhu cầu và sở thích, giúp cho bạn có thể tạo ra các thiết kế độc đáo cho không gian của mình.

Kiến thức về sơn nước: Thành phần, Phân loại, và Đặc điểm
Sơn nước là gì? Thành phần của sơn nước

Nước sơn thường người ta còn gọi là gì?

Nước sơn thường còn được gọi là sơn nước, là loại sơn gốc nước mà chúng ta thường sử dụng để sơn nhà. Nếu vẫn còn nhầm lân, thì bạn chỉ cần nhớ nước sơn là loại sơn tường nhà trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu sơn nước khác nhau như Sơn Pencco, Dulux, Jotun, và Kova được ưa chuộng nhờ tính tiện dụng và an toàn.

Phân loại sơn nước

Tùy theo tiêu chí phân loại, hiện nay, sơn nước được phân thành các dạng sơn như sau:

Theo tính năng sử dụng, sơn nước có thể được chia thành 2 loại: Sơn phủ và Sơn lót 

Sơn lót (primer paint): Sơn lót là lớp sơn với công thức riêng biệt, được phủ lên bề mặt vật liệu trước khi tiến hành sơn phủ hoặc sơn màu. Sơn lót có nhiều công dụng hữu ích như sau:

  • Hạn chế hiện tượng bong tróc sơn với vai trò như lớp băng dính hai mặt gắn kết bề mặt với lớp sơn chuyển tiếp.
  • Nâng cao chất lượng bám dính với thành phần kháng kiềm thường xuất hiện trong vôi và xi măng.
  • Kháng khuẩn, chống nấm mốc tránh ảnh hưởng của khí hậu và thời tiết nước ta nồm ẩm
  • Tạo độ mịn, đều màu sơn: Lớp sơn lót giúp tăng cường độ dày của lớp sơn, tạo độ mịn để khi sơn lớp sơn phủ đã có bề mặt ổn định, màu sơn được đẹp và đều màu hơn.
quét lớp sơn lót
Lớp sơn lót

Sơn phủ (Coating Paint): Sơn phủ nội thất hay sơn phủ ngoại thất là lớp sơn cuối cùng để hoàn thiện bề mặt công trình giữ bề mặt tường có đẹp mắt hơn và chịu các tác động từ môi trường. Sơn phủ có vai trò quan trọng như:

  • Làm cho ngôi nhà có màu sắc đẹp hơn, thẩm mỹ hơn với bề mặt tường mịn, phẳng và đẹp. Một số sơn phủ nội ngoại thất còn có tác dụng chống bám bẩn, chống nấm mốc, hạn chế thấm nước, rêu mốc, loang màu giúp độ bền màu.
  • Đối với sơn phủ ngoại thất sẽ có tác dụng chống phai màu, chống thấm tường, hạn chế bám bụi và phản xạ giảm nhiệt
Lớp sơn phủ khi sơn nhà
Lớp sơn phủ khi sơn nhà

Theo vị trí sử dụng, sơn nước được chia thành 3 loại cơ bản sau: sơn nội thất, sơn ngoại thất và sơn chống thấm.

  • Sơn nội thất (Interior Paint)

Sơn nội thất là dòng sơn nước chuyên dụng để sơn các bức tường bên trong nhà. Sơn nội thất chú trọng đến khả năng chống bám bẩn tốt, độ bóng mịn, độ bền màu, an toàn cho sức khỏe và đặc biệt cần là sơn nội thất không mùi.

Đặc điểm của sơn nội thất không mùi, ít mùi đó là hàm lượng chất VOCs thấp (VOC là Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi độc hại); độ bóng mịn, dễ lau chùi; kháng nấm mốc, kháng khuẩn; màu sắc đa dạng.

  • Sơn ngoại thất (Exterior Paint)

Sơn ngoại thất được sử dụng để sơn các mảng tường ở ngoài nhà. Sơn ngoại thất tốt thường có các đặc điểm như độ bền cao, chịu được tác động của thời tiết khắc nghiệt, chống thấm nước, chống nắng, chống rêu mốc.

  • Sơn chống thấm (Waterproof Paint)

Sơn chống thấm là một loại sơn được sử dụng để tạo ra một lớp màng chống thấm bề mặt, ngăn chặn sự thấm nước từ bên ngoài vào trong công trình, bảo vệ bề mặt khỏi ẩm mốc và hư hại. Sơn chống thấm thường được thi công cho ngoài nhà, bên trong nhà tắm, nhà vệ sinh, ban công, mái nhà…

Sơn nội thất, sơn ngoại thất và sơn chống thấm 
Sơn nước nội thất, ngoại thất và chống thấm

Sơn nước tốt có đặc điểm gì?

Sơn nước đang trở thành lựa chọn ngày càng phổ biến nhờ những đặc tính nổi bật. Chi tiết cụ thể về tiêu chí sơn nước tốt, bạn cần xem xét như sau:

  • Sự an toàn cho sức khỏe của người sử dụng

Sơn nước loại tốt ví dụ như loại sơn an toàn cho trẻ em sẽ gần như không không mùi vì có hàm lượng VOCs thấp hơn so với sơn dầu giúp giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Sơn nước dễ bay hơi, không mùi khó chịu, an toàn cho trẻ em và người già.

  • Chống ẩm mốc, kháng khuẩn

Sơn nước vượt trội hơn sơn dầu nhờ khả năng chống ẩm mốc và kháng khuẩn ưu việt, bảo vệ ngôi nhà khỏi các tác nhân gây hại. Chất tạo màng trong sơn nước ngăn thấm nước, giảm nguy cơ nấm mốc phát triển. Các chất phụ gia kháng khuẩn, chống nấm mốc tăng cường bảo vệ bề mặt sơn.

Sơn nước cao cấp sẽ bảo vệ ngôi nhà khỏi vi khuẩn, nấm mốc
Sơn cao cấp sẽ bảo vệ ngôi nhà khỏi vi khuẩn, nấm mốc
  • Dễ lau chùi vết bẩn

Sơn nước có khả năng chống bám bẩn tốt, giúp cho bạn dễ dàng lau chùi do màng sơn nước có độ bóng mịn hạn chế các vết bẩn bám dính được vào bề mặt tường. Không những thế, sơn nước thường được bổ sung thêm các chất phụ gia có khả năng chống bám bẩn tốt.

Sơn nội thất chống bám bẩn là lựa chọn lý tưởng cho những gia đình có trẻ nhỏ, giúp dễ dàng lau chùi các vết bẩn mà không làm ảnh hưởng đến lớp sơn, giữ cho không gian luôn sạch đẹp.

Sơn nước chống bám bẩn tốt, giúp dễ dàng lau chùi
Sơn nước có khả năng chống bám bẩn tốt, giúp cho bạn dễ dàng lau chùi
  • Màu sắc đa dạng và bền màu

Sơn nước nội hay ngoại thất được sản xuất với nhiều màu sắc đa dạng, đáp ứng nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng. Từ đó, giúp bạn lựa chọn màu phù hợp để tạo ra các thiết kế độc đáo cho ngôi nhà của mình.Đặc biệt, hiện nay trên thị trường, sơn nước của Pencco được sản xuất với công nghệ AUV Lock giúp tăng cường bền màu gấp 3 lần.

  • Chống thấm và kháng kiềm

Sơn nước loại tốt có khả năng chống thấm và kháng kiềm cả ở sơn nước nội thất và ngoại thất. Một số chất phụ gia có trong thành phần của sơn nước như chất bảo quản, chất chống nấm mốc… giúp tăng độ bền, độ bám dính và khả năng chống nước, chống rêu mốc tốt hơn.

Nổi bật so với các sản phẩm hiện hữu trên thị trường, sơn Pencco với công nghệ ACC American Crystallize Coating sẽ giúp chống thấm ngược, kháng kiềm và kháng muối gấp 10 cần.

Sơn nước có khả năng chống thấm và kháng kiềm
Sơn nước có khả năng chống thấm và kháng kiềm giúp bảo vệ bề mặt công trình

Sơn nước có độc hại không?

Tùy vào loại và hãng sơn để lưu ý về độ an toàn cho sức khỏe. Thông thường, sơn nước cao cấp được sản xuất theo công nghệ hiện đại, ít chứa VOCs và các chất độc hại khác. Tuy nhiên, bạn vẫn cần lưu ý sử dụng sơn nước trong không gian thoáng khí, đeo khẩu trang và găng tay khi thi công sơn.

Hiện nay, trên thị trường đang có sơn nước Pencco được sản xuất theo công nghệ sơn nano – Ultra Nano Titan, đạt tiêu chuẩn quốc tế về an toàn sức khỏe, không chứa chì, thủy ngân và các chất độc hại khác.

Cách nhận biết sơn nước như thế nào?

Để nhận biết sơn nước, hãy kiểm tra bao bì sản phẩm có ghi “Interior Paint” hoặc “Exterior Paint” tương ứng với sơn nội thất và sơn ngoại thất. Trong trường hợp nhầm lẫn với sơn gốc dầu, bạn cần lưu ý các yếu tố sau:

  • Mùi: Sơn nước thường có mùi nhẹ, không nồng đậm và khó chịu như sơn gốc dầu.
  • Độ khô: Sơn nước khô nhanh hơn so với sơn dầu, thường chỉ mất khoảng 30 phút đến 1 giờ để khô hoàn toàn.
  • Dấu vết làm sạch: Khi làm sạch dụng cụ sơn, sơn nước sẽ rửa trôi dễ dàng bằng nước, trong khi sơn dầu cần dung môi đặc biệt.
  • Mức độ phai màu: Sơn nước có khả năng chống phai màu tốt hơn sơn dầu khi tiếp xúc với ánh nắng.
  • Khả năng pha trộn: Sơn nước có thể pha trộn với nước, trong khi sơn dầu phải sử dụng dung môi phù hợp.

Cách chọn sơn nước phù hợp

Khi sử dụng sơn nước, việc xem xét các yếu tố như nhu cầu sử dụng, loại bề mặt, điều kiện môi trường, yếu tố thẩm mỹ và ngân sách là vô cùng quan trọng, chi tiết:

Nhu cầu sử dụng: Sử dụng sơn nước cho tường nội thất, bạn cần sơn có độ phủ tốt, bám dính chắc chắn và khả năng chịu mài mòn. Còn nếu dùng sơn nước cho tường ngoại thất, bạn cần tìm loại sơn có khả năng chống thời tiết, chịu nắng mưa tốt.

Loại bề mặt: Mỗi loại bề mặt sẽ có yêu cầu về độ bám dính, khả năng che phủ khác nhau. Do đó, khi lựa chọn sơn nước bạn cũng nên cân nhắc về loại bề mặt sử dụng.

Điều kiện môi trường: Việc xác định điều kiện môi trường sử dụng sơn nước cũng rất cần thiết. Bạn cần xác định điều kiện môi trường sử dụng sơn nước như nhiệt độ, độ ẩm, ánh nắng mặt trời… Ví dụ, nếu sơn ở nơi có nhiệt độ cao, bạn cần sơn nước có khả năng chịu nhiệt tốt. Nếu sơn ở nơi có độ ẩm cao, bạn cần sơn nước có khả năng chống thấm, chống rêu mốc tốt.

Chọn sơn nước dựa vào bề mặt và điều kiện môi trường
Chọn sơn nước dựa vào bề mặt và điều kiện môi trường, địa lý

Yếu tố thẩm mỹ:  Bạn cần xác định màu sắc, độ bóng, độ mịn… phù hợp với phong cách thiết kế của ngôi nhà. Ví dụ, nếu muốn tạo hiệu ứng bóng, bạn cần sơn nước có độ bóng cao. Nếu muốn màu sắc nhẹ nhàng, trung tính, bạn có thể chọn sơn nước có màu trung tính.

Ngân sách: Mỗi thương hiệu, loại sơn nước sẽ có mức giá khác nhau, tùy thuộc vào chất lượng, thương hiệu và đặc tính của nó.

Lựa chọn sơn nước phù hợp với nhu cầu và sở thích
Chọn màu sơn sáng cho nội thất

Nhìn chung:

  • Khi sử dụng sơn nước thì cần biết cách chọn sơn nội thất, bạn cần chọn loại sơn có độ bền màu, khả năng chống bám bẩn tốt và an toàn cho sức khỏe. Sơn nội thất cần đảm bảo độ bóng mịn, không gây mùi khó chịu và có thể dễ dàng lau chùi.
  • Đối với cách chọn sơn ngoại thất, cần lưu ý đến khả năng chống lại các tác động thời tiết khắc nghiệt như nắng, mưa và chống thấm nước. Sơn ngoại thất tốt sẽ đảm bảo độ bền màu lâu dài và ngăn ngừa nấm mốc phát triển.

Qua quá trình tìm hiểu thực tế nhu cầu của người tiêu dùng, Pennco mời bạn tham khảo phần giải đáp các câu hỏi thường gặp và những lưu ý quan trọng khi lựa chọn và sử dụng sơn nước:

Làm thế nào để biết sơn nước chất lượng tốt?

Để biết sơn nước chất lượng tốt, bạn cần xem xét các yếu tố sau:

  • Kiểm tra bao bì: Bao bì sơn nước cần có đầy đủ thông tin về nhà sản xuất, thành phần, hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng.
  • Kiểm tra mùi: Sơn nước chất lượng tốt có mùi nhẹ, không có mùi hắc hoặc khó chịu. Mùi sơn ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng, do đó bạn cần chú ý yếu tố này.
  • Kiểm tra màu sắc: Sơn nước chất lượng tốt có màu sắc đồng đều, không có vệt sơn hay màu sắc nhạt. Màu sắc đồng đều cho thấy được sơn được pha trộn và chế tạo cẩn thận.
  • Thử nghiệm sơn: Bạn có thể thử nghiệm sơn nước trên một diện tích nhỏ trước khi sơn toàn bộ bề mặt. Điều này nhằm đánh giá khả năng che phủ, độ bám dính và kết quả sơn để chọn loại sơn nước chất lượng.

Sơn nước có thể sử dụng cho mọi loại bề mặt không?

Có. Sơn nước có thể được sử dụng cho nhiều loại bề mặt, bao gồm: Bê tông, thạch cao, gỗ, kim loại…tùy theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Sơn nước Pencco phù hợp với bề mặt gạch, bê tường tường nhà và cả những bề mặt bê tông thô.

Bài viết trên đây cung cấp đầy đủ thông tin về sơn nước là gì, phân loại, đặc điểm và cách lựa chọn loại sơn phù hợp.  Sơn nước là loại sơn phổ biến và được ưa chuộng trong xây dựng và trang trí nhà ở, nhờ ưu điểm về tính năng, độ bền, an toàn, và giá thành hợp lý. Hiểu rõ kiến thức về sơn nước giúp bạn lựa chọn được loại sơn phù hợp, thi công hiệu quả và bảo dưỡng sơn đúng cách để giữ cho ngôi nhà luôn đẹp, bền và an toàn.

Với triết lý lấy khách hàng làm trọng tâm, Pencco cung cấp đa dạng sản phẩm sơn chất lượng với giá tại nhà máy, minh bạch và công khai rộng rãi. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc muốn được tư vấn lựa chọn sơn nước phù hợp, hãy liên hệ ngay với Pencco để được tư vấn nhé.

Thông tin liên hệ:

Công Ty Cổ Phần Pencco Việt Nam

  • Địa chỉ: KCN Nguyên Khê, xã Nguyên Khê, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội
  • Liên hệ: 0967999159
  • Email: sale@pencco.com.vn

Chia sẻ bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

phone