Cách sơn chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả – Quy trình và loại sơn phù hợp
Sơn chống thấm cho nhà vệ sinh là loại sơn thiết kế để ngăn chặn thấm nước bảo vệ không gian này khỏi các tác động của nước, giúp ngăn ngừa hiện tượng thấm dột và ẩm ướt. Nhà vệ sinh là nơi thường xuyên tiếp xúc với nước, hơi ẩm và các tác nhân gây hư hỏng khác dẫn đến tình trạng bị thấm ẩm. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần tiến hành sơn chống thấm và tuân thủ quy trình sơn m cho nhà vệ sinh, bao gồm các bước: chuẩn bị bề mặt, lựa chọn loại sơn phù hợp và áp dụng kỹ thuật sơn đúng cách.
Bài viết dưới đây, Pennco sẽ hướng dẫn bạn quy trình, cách sơn chống thấm hiệu quả cũng như tìm hiểu nguyên dân dẫn đến nhà vệ sinh bị thấm nước. Đồng thời, gợi ý các loại sơn phù hợp giúp bảo vệ nhà vệ sinh của bạn khỏi các vấn đề về thấm nước.
Nguyên nhân và hậu quả nhà vệ sinh bị thấm?
Tại nhiều công trình, tình trạng nhà vệ sinh bị thấm nước, dột làm ảnh hưởng đến chất lượng không gian sống. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng nhà vệ sinh bị thấm như:
- Sử dụng vật liệu kém chất lượng: Việc sử dụng các vật liệu xây dựng, ốp lát kém chất lượng dễ dẫn đến tình trạng thấm nước. Với thời gian, các vật liệu ở nhà vệ sinh có thể bị hư hỏng, xuống cấp và dẫn đến tình trạng thấm nước.
- Thiết kế chưa phù hợp: Nhà vệ sinh không đảm bảo được độ dốc để thoát nước, bố trí thiết bị vệ sinh, đường ống nước chưa hợp lý.
- Thi công không đạt chất lượng: Không bịt kín các vết hở, các ổ bê tông trên sàn nhà vệ sinh không được xử lý kỹ.
- Không thực hiện chống thấm cho nhà vệ sinh: Trong quá trình thi công hoàn thiện, không tiến hành quá trình chống thấm.
- Hư hỏng đường ống, hệ thống ống dẫn nước: Ống dẫn nước bị vỡ, rò rỉ hoặc tắc nghẽn.
- Lắp đặt thiết bị vệ sinh không phù hợp: Sàn nhà vệ sinh thường xuyên bị ướt, do việc lắp đặt không chính xác, không đúng kỹ thuật khiến nước thẩm thấu qua các đường lát gạch và đọng dưới sàn nhà vệ sinh.
- Các yếu tố bên ngoài: Tường nhà, sân thượng, sàn mái bị thấm nước mà không được sửa chữa kịp thời. Lớp gạch ở nền nhà vệ sinh bị bong, tạo kẽ hở cho nước ngấm xuống.
Một số vị trí trong nhà vệ sinh dễ bị thấm nước như:
- Khu vực sàn nhà vệ sinh
- Các góc, khe hở giữa các tấm ốp lát
- Khu vực bồn cầu vệ sinh và bồn rửa tay.
- Khu vực tường tiếp xúc với nước
Nhà vệ sinh bị thấm nước không chỉ gây mất tính thẩm mỹ mà còn có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng, chẳng hạn như:
- Nhà vệ sinh luôn trong tình trạng ẩm ướt, hư hỏng các vật liệu xây dựng.
- Hiện tượng mốc meo, nấm mốc phát triển.
- Mùi hôi khó chịu và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Tạo điều kiện cho côn trùng, vi khuẩn phát triển gây bệnh.
Vì vậy, việc chống thấm cho nhà vệ sinh ngay từ đầu là rất quan trọng. Nó không chỉ giữ cho không gian luôn sạch sẽ và đẹp mà còn giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa, trùng tu trong tương lai. Hơn nữa, sơn chống thấm sẽ giúp bảo vệ nhà vệ sinh khỏi ẩm ướt và hư hỏng, kéo dài tuổi thọ công trình và tính thẩm mỹ. Ngoài ra, nhà vệ sinh được xử lý chống thấm tốt sẽ giúp bảo sức khỏe cho bạn mà còn phòng tránh các tình trạng như sụt lún, rò rỉ.
Quy trình sơn chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả
Sơn chống thấm có tác dụng bảo vệ nhà vệ sinh tránh rêu mốc, vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Trước khi thực hiện quy trình sơn chống thấm, bạn cần kiểm tra lại:
- Cống thoát nước sàn.
- Hệ thống đường ống nước.
- Mặt sàn nhà vệ sinh.
- Kết cấu tường, trần nhà vệ sinh.
Quy trình sơn chống thấm nhà vệ sinh được tiến hành theo 03 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ sơn
- Lựa chọn dụng cụ phù hợp: chổi quét, súng phun, con lăn.
- Giấy nhám để xóa lớp sơn cũ trong nhà vệ sinh và xử lý bề mặt trét.
- Giấy, băng dính để tránh sơn dính vào các ổ cắm điện trong nhà vệ sinh (nếu có) và các vị trí chân tường xung quanh,….
- Các dụng cụ pha sơn như xô, gậy,…
- Đồ bảo hộ (khẩu trang, mắt kính).
Bước 2: Công tác chuẩn bị bề mặt
Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của việc thi công sơn chống thấm, bề mặt cần được đảm bảo Sạch, Khô và Ổn định, bất kể tường nhà mới hay cũ.
- Nguyên tắc sạch: Đối với các bức tường cũ, trước khi thi công sơn chống thấm, bạn cần làm sạch lớp sơn cũ đã bong tróc và loại bỏ hoàn toàn các vết nấm mốc, bụi bẩn. Việc sơn chống thấm tường cũ đòi hỏi phải xử lý bề mặt kỹ càng để đảm bảo lớp sơn mới bám dính tốt và ngăn nước thẩm thấu hiệu quả. Làm sạch chất dơ bụi bặm trên tường bằng khăn ướt hoặc chất tẩy nhẹ kết hợp với dung môi như xăng, dầu hoả, nếu mảng bám quá nặng, quá lâu hoặc vết dầu mỡ. Với rong rêu nấm mốc, bạn dùng nước xối mạnh hoặc dụng cụ đục để loại bỏ vết bám trên bề mặt. Riêng đối với các vết dầu mỡ, bạn có thể dùng chất tẩy nhẹ và sử dụng ít dung môi nếu cần thiết để chà sát thật kỹ.
- Nguyên tắc khô: Bề mặt công trình bắt buộc phải khô để đảm bảo tiêu chí sơn được mịn và đẹp. Trước khi thực hiện sơn chống thấm, bạn có thể sử dụng máy đo độ ẩm Sovereign. Đối với phần nền cần độ ẩm <6% (hoặc <16% nếu sử dụng máy đo Rotimeter Mini BLD 2000) và đối với gỗ thì độ ẩm <10%. Cần kiểm tra có thấm nước hay không để đảm bảo lúc sơn không xảy ra sự cố.
- Nguyên tắc ổn định: Tường trước khi sơn phải đảm bảo bề mặt ổn định, duy trì độ khô – phẳng – mịn, không bong tróc, không rạn nứt. Vì vậy, đối với các mảng sơn cũ có bề mặt không ổn định, bạn cần phải trực tiếp tẩy sạch bằng đục, cạo hoặc dùng máy chà xát cạo hết các mảng sơn cũ rồi mới tiến hành sơn chính thức.
- Hiểu nguyên tắc chống thấm ngược: Sơn chống thấm ngược là phương pháp chống thấm được thực hiện ở phía đối diện với nguồn gây thấm, mặt trong của kết cấu công trình. Phương pháp sơn chống thấm ngược được áp dụng trong các trường hợp không thể thực hiện chống thấm thuận, chẳng hạn như tại các vị trí nhà liền kề, không thể chống thấm từ phía bên ngoài.
Bước 3: Thi công sơn chống thấm nhà vệ sinh
Cách pha sơn chống thấm với xi măng đúng chuẩn, mang lại chất lượng hoàn hảo:
- Dựa vào diện tích của nhà vệ sinh để chuẩn bị hỗn hợp pha trộn phù hợp theo tỷ lệ như sau: 1kg nước : 2kg xi măng : 4kg sơn chống thấm.
- Tiến hành trộn kỹ trước hỗn hợp xi măng và nước. Sau đó trộn đều hỗn hợp xi măng và nước với sơn chống thấm cao cấp.
- Hỗn hợp sau khi pha trộn phải được sử dụng hết trong vòng 1 tiếng, dùng đến đâu trộn đến đó.
Tiếp đến, bạn dùng chổi cọ, rulô mịn tiến hành sơn chống thấm lên tường 2 – 3 lớp, mỗi lớp cách nhau từ 6 đến 12 giờ.
Trong quá trình trước và sau khi thi công, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Bạn nên thi công vào lúc trời nắng ráo, khi nhiệt độ bề mặt nhà vệ sinh không quá 35°C và không dưới 9°C.
- Có thể làm mát bề mặt bằng rulô ẩm, trong trường hợp thời tiết hanh khô có thể pha thêm một chút nước để đảm bảo chất lượng sơn.
- Sau khi sử dụng, bạn nên rửa sạch dụng cụ sơn với nước.
Sơn chống thấm tường đứng cho nhà vệ sinh có khác biệt gì?
Khi thi công sơn chống thấm cho nhà vệ sinh, cần chú ý đặc biệt đến các bức tường đứng, nhất là tại những vị trí dễ thấm như khu vực bồn rửa hay tường sau bồn cầu. Sơn chống thấm tường đứng giúp bảo vệ các bề mặt chịu nước tác động trực tiếp, ngăn ngừa tình trạng ẩm ướt, nấm mốc.
Chọn loại sơn chống thấm phù hợp với thi công nhà vệ sinh
Khi thi công sơn chống thấm nhà vệ sinh, bạn nên lựa chọn sản phẩm sơn chất lượng để đảm bảo độ bền và hiệu quả chống thấm tối ưu. Trong đó, dòng sơn Titan chống thấm đa năng cao cấp S500 của Pencco với nhiều ưu điểm vượt trội mang đến giải pháp chống thấm hiệu quả cho nhà vệ sinh:
- Tăng khả năng chống thấm gấp 10 lần so với các dòng sơn kháng kiềm thông thường với nguyên tắc khuếch tán từ công nghệ tinh thể pha lê ACC – American Crystallize Coating độc quyền.
- Khả năng kháng kiềm, muối, chịu mài mòn cao, tạo ra màng sơn có khả năng chịu được sự mài mòn, chịu được cả nước mặn và hạn chế được các hiện tượng nấm mốc khi xảy ra thấm dột. Đồng thời còn giúp tăng tuổi thọ sử dụng cho nhà vệ sinh.
- Che phủ các vết nứt trên bề mặt nhà vệ sinh giúp khắc phục những hạn chế từ giai đoạn trước khi thi công. Sự liên kết giữa chất chống thấm và xi măng tạo nên một lớp chống nước, che phủ tuyệt đối cho kết cấu nhà vệ sinh giúp khắc phục những hạn chế từ giai đoạn trước khi thi công.
Lưu ý khi sơn chống thấm nhà vệ sinh
Tuân thủ các lưu ý dưới đây sẽ giúp việc sơn chống thấm nhà vệ sinh đạt hiệu quả tối ưu, đảm bảo độ kín, chống thấm hiệu quả lâu dài:
- Thời gian thi công: Đối với nhà vệ sinh mới xây, bạn nên đợi công trình hoàn thiện và bề mặt khô ráo khoảng 1-2 tuần trước khi thi công sơn. Đối với nhà vệ sinh cũ, cần kiểm tra và xử lý các vấn đề như thấm dột, nứt, nấm mốc trước khi thi công. Trong trường hợp này thường sẽ mất 1- 2 ngày để thi công sơn và từ 2- 3 ngày để hoàn thành tùy thuộc vào diện tích nhà vệ sinh.
- Chuẩn bị bề mặt thi công: Bạn phải đảm bảo bề mặt thi công ổn định, khô ráo và vệ sinh sạch sẽ, không còn bụi bẩn hay tạp chất. Riêng đối với nhà vệ sinh cũ, bạn nên chuẩn bị bề mặt sạch sẽ và xử lý triệt để các vấn đề như bong tróc, nấm mốc, nứt hỏng trước khi thi công. Lưu ý quan trọng là bề mặt phải được làm khô hoàn toàn trước khi thi công sơn, tránh tình trạng nấm mốc, thấm dột xuất hiện trở lại, ảnh hưởng đến hiệu quả và thẩm mỹ của công trình.
- Lựa chọn sơn chống thấm phù hợp: Bạn cần lựa chọn sản phẩm sơn phù hợp để phát huy tối đa hiệu quả chống thấm. Trong đó, khuyến nghị bạn nên sử dụng sơn chống thấm đa năng cao cấp S500 của Pencco với khả năng chống thấm tối ưu gấp 10 lần. Riêng đối với tường và trần nhà vệ sinh, bạn nên chọn sơn có khả năng chống thấm nước tốt, chống nấm mốc và dễ làm sạch. Đối với sàn nhà vệ sinh, sơn cần có khả năng chống thấm nước mạnh hơn do sàn nhà tiếp xúc trực tiếp với nước nhiều hơn.
- Thi công đúng kỹ thuật: Bạn cần tham khảo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đảm bảo thi công đúng quy trình. Tùy vào tình trạng bề mặt và điều kiện thi công mà lựa chọn phương pháp thi công phù hợp, giúp phát huy tối đa hiệu quả của lớp sơn.
- Bảo dưỡng định kỳ: Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng lớp sơn chống thấm để kịp thời phát hiện và sửa chữa các hư hỏng, đảm bảo tính hiệu quả lâu dài.
Một số câu hỏi thường gặp khi sơn chống thấm nhà vệ sinh
Những dấu hiệu nào cho thấy nhà vệ sinh bị thấm nước?
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy nhà vệ sinh của bạn đã bị thấm nước bằng cách quan sát bằng mắt thường và khứu giác:
- Tường, trần nhà vệ sinh có hiện tượng ẩm mốc, nước rò rỉ ra ngoài.
- Xuất hiện vết nấm mốc, loang lổ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
- Gạch lát nền nhà vệ sinh bị xỉn màu, xuống cấp, ron bị bong ra.
- Nhà vệ sinh bốc mùi hôi, mùi ẩm mốc do nước đọng lâu ngày.
- Các thiết bị như vòi nước, vòi hoa sen, bồn chứa nước bị rò rỉ.
Việc phát hiện sớm các dấu hiệu này sẽ giúp bạn kịp thời thực hiện các biện pháp khắc phục, ngăn ngừa tình trạng thấm dột ngày càng trầm trọng.
Những yếu tố nào cần lưu ý khi chọn sơn chống thấm cho nhà vệ sinh có độ ẩm cao?
Khi chọn sơn chống thấm cho nhà vệ sinh, bạn cần lưu ý đến những yếu tố sau:
- Khả năng chống ẩm: Sơn chống thấm phải có khả năng chịu được độ ẩm cao, không bị bong tróc, bong ra khi tiếp xúc với nước. Sơn cần đảm bảo độ kín, không cho nước thấm qua bề mặt.
- Độ bám dính: Sơn chống thấm cần có độ bám dính tốt trên các bề mặt giúp sơn không bị bong tróc, mang lại hiệu quả bảo vệ bề mặt và chống thẩm thấu.
- Độ bền: Sơn chống thấm phải có độ bền cao, bảo vệ bề mặt công trình giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa, bảo dưỡng về sau.
Một sản phẩm sơn chống thấm đáp ứng tốt các yếu tố trên là sơn chống thấm đa năng cao cấp S500 của Pencco. Dòng sơn này được sản xuất với công nghệ tinh thể pha lê ACC – American Crystallize Coating độc quyền tăng khả năng chống thấm gấp 10 lần so với các dòng sơn hiện hữu trên thị trường. Bên cạnh đó, S500 có khả năng bám dính tốt và độ bền vượt trội nên rất phù hợp với môi trường ẩm ướt, bảo vệ hiệu quả các bề mặt trong nhà vệ sinh và ngăn ngừa tình trạng thấm dột lâu dài.
Bài viết trên đã cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách sơn chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả, từ khâu chuẩn bị bề mặt đến việc chọn lựa loại sơn phù hợp. Để đảm bảo nhà vệ sinh của bạn luôn khô ráo và bền đẹp, hãy lựa chọn sơn Pencco – Sơn Titan đẳng cấp Mỹ với khả năng chống thấm vượt trội, độ bền cao và an toàn sức khỏe.
Thông tin liên hệ:
- Công ty Cổ Phần Pencco Việt Nam
- Địa chỉ: KCN Nguyên Khê, xã Nguyên Khê, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội
- Điện thoại: 0967999159
- Email: Sale@pencco.com.vn
- website: https://pencco.com.vn/